Bóng đêm của Diệu
Xuất bản 2021/Còn hàng
Nhà văn Thương Hà
Tiểu thuyết như ánh sáng bình lặng của văn minh và tri thức mới ngỡ ngàng thắp ban mai ở xứ nông nghiệp Việt Nam
Sau khi viết phê bình cuốn tiểu thuyết “PTSD” của tác giả Thương Hà. Tôi đã đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết đó vì nó đề cập đến đề tài lớn của Việt Nam và thế giới, đề tài: Mặc cảm hậu chiến tranh Việt - Mỹ, kỳ thực về qui mô nó là cuộc đối đầu giữa hai phe: chủ nghĩa xã hội với Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu với Mỹ dẫn dắt phe tư bản chủ nghĩa. Đó là lý do tôi rất thận trọng khi bắt tay vào phê bình cuốn thứ hai của tác giả “Bóng đêm của Diệu”. Nghề phê bình là gì? Theo sách Bách Khoa, đó là nghề đem giá trị bên trong của tác phẩm ra bên ngoài để người khác phán xét. Nghĩa là người phê bình không phán xét tác phẩm mà chỉ đem cái giá trị bên trong ra bên ngoài để cho mọi người tự phán xét.
BẢN NGÃ CÔ ĐỘC LẦN ÁNH SÁNG CỦA THIÊN TÌNH SỬ
“Bóng đêm của Diệu” như là người ta phải lần mò trong bóng đêm, có lẽ nó không khác gì đi trong lõi dây điện, một khung cảnh nội cảm lẩn khuất trong tâm hồn hay phòng ốc, nó hoang lạnh, cô độc như không gian bị giam kín sau các bức tường đông đặc, vón cục , bức bối, ẩm mốc, trì trệ, cố chấp, dai dẳng và bất lực… Đọc cuốn sách này, mở màn tôi bỗng liên tưởng đến mấy thứ, cũng là đặc thù cũng như độ khó hay phiêu lưu một cách bình lặng của nó. Mở màn là tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao. Tôi cho rằng là cuốn sách đầu tiên viết về giới trí thức ở Việt Nam. Tiểu thuyết không có gì dị biệt bất thường như “Chí Phèo” của ông chẳng hạn, mà nó như ánh sáng bình lặng của văn minh và tri thức mới ngỡ ngàng thắp ban mai ở xứ nông nghiệp Việt Nam. Một tiểu thuyết như thể viết về cái không có gì để viết vậy mà nó biểu hiện thứ tinh thần thường trực đau đáu nằm sâu trong óc… “Bóng đêm của Diệu” viết về những đau khổ nằm sau các bức tường có nét gì hao hao như vậy.
Tiếp theo, Thương Hà l